Tôi nhớ khi bảy tuổi, tôi đến nhà ông bà ngoại ở một tuần. Mẹ và cha mua một vé, đưa cho tôi một số tiền để xài, đưa tôi lên xe buýt, và dặn tôi đừng nói chuyện với người lạ hoặc chỉ xuống xe buýt khi thấy bà tôi ở ngoài cửa sổ. Bố mẹ dặn tôi rất rõ là chỗ đến của tôi là Rall, bang Texas.
Đức Chúa Trời cũng đã làm điều tương tự như vậy cho chúng ta. Ngài đã đặt bạn vào một cuộc hành trình. Ngài đã định cho số phận của đời sống bạn (và bạn sẽ vui vì biết rằng nó không phải là Rall, bang Texas).
“Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được sự giải cứu bởi đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta.” (I Te 5:9)Theo Kinh Thánh, sự định sẵn của Đức Chúa Trời cho bạn là sự cứu rỗi. Đích đến được dự định cho bạn là thiên đàng. Đức Chúa Trời đã làm chính xác giống những điều cha mẹ tôi đã làm cho tôi. Ngài đã mua vé cho bạn. Ngài đã trang bị bạn cho chuyến hành trình. Đức Chúa Trời quá yêu bạn đến nỗi Ngài muốn bạn ở với Ngài mãi mãi.
Sự chọn lựa, tuy nhiên, tùy thuộc vào bạn. Mặc dù Ngài đứng ngoài cửa với vé đã trả và tiền túi cho chuyến đi . . . Nhiều người đã chọn đi theo hướng khác chứ không theo hướng Đức Chúa Trời dự định. Đó là vấn đề.
VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA: TỘI LỖI (CHÚNG TA ĐANG Ở SAI XE )
Khi cha mẹ tôi đưa vé và chỉ cho tôi chiếc xe tôi phải lên, tôi tin cha mẹ và làm những gì họ dặn. Tôi tin tưởng cha mẹ tôi. Tôi biết họ yêu tôi, và tôi biết họ biết nhiều thứ hơn tôi biết . . . Nên tôi lên xe.
Trở thành một Cơ Đốc nhân là lên xe với Đấng Christ. Chúa Giê-xu đứng ở của xe buýt và nói “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Gi 14:6). Buồn thay, không phải tất cả mọi người đều chấp nhận lời mời của Ngài. Tôi biết lần đầu tiên Ngài mời tôi, tôi đã không nhận lời. Tôi đã ở trên một chiếc xe khác trong một thời gian.
Trở thành một Cơ Đốc nhân là lên xe với Đấng Christ. Chúa Giê-xu đứng ở của xe buýt và nói “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Gi 14:6). Buồn thay, không phải tất cả mọi người đều chấp nhận lời mời của Ngài. Tôi biết lần đầu tiên Ngài mời tôi, tôi đã không nhận lời. Tôi đã ở trên một chiếc xe khác trong một thời gian.
Có rất nhiều xe, mỗi xe đều hứa hẹn đem bạn đến hạnh phúc. Có xe khoái lạc, xe tài sản, xe quyền lực, xe tình cảm. Tôi thấy một cái xe gọi là tiệc tùng và tôi bước lên xe. Trong xe đầy người cười đùa và chè chén, họ có vẻ thích bữa tiệc không kết thúc này. Phải mất một khoảng thời gian tôi mới nhận ra rằng họ phải ồn ào náo nhiệt để che đậy nhưng sự đau xót ở trong lòng.
Điều làm cho chúng ta lên lộn xe là tội lỗi. Tội lỗi là khi chúng ta nói “Tôi sẽ đi theo ý tôi” thay vì ý Chúa. Chính giữa của chữ tội là chữ tôi. Tội lỗi là khi chúng ta nói rằng tôi sẽ làm những gì tôi muốn, dù lời Chúa nói thế nào đi nữa. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể thỏa mãn những nhu cầu của chúng ta. Tội lỗi là những hành động chạy đến với mọi người ngoại trừ Đức Chúa Trời để tìm những điều mà chỉ có Ngài mới ban cho chúng ta được. Tôi có phải là người duy nhất ở trên xe sai một thời gian không? Không. Vài xe thậm chí bạo lực hơn những xe khác, nhiều đường đi còn dài hơn những đường khác nhưng:
“Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy” (Es 53:6).
“Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta” (IGi 1:8).
“Chúng ta đều là tội nhân, mỗi chúng ta, đang ở trong chiếc thuyền sắp chìm với mọi người” (3:20, KT diễn ý).
Lên lộn xe là một sai lầm nghiêm trọng. Tội lỗi phá vỡ mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời. Chúng ta được định sẵn để đi chung với Ngài. Nhưng khi chúng ta ở trên một chiếc xe khác tiến đến một hướng sai lầm, chúng ta cảm thấy xa Đức Chúa Trời. Đó là lý do tại sao cuộc sống khó chịu quá. Chúng ta không hoàn thành mục đích của mình.
Tội lỗi không chỉ phá vỡ mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời, nó cũng cản trở mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh. Bạn có thể hình dung đi một chuyến đi sai lầm đến một nơi sai lầmtrên một chiếc xe đầy người? Chỉ một lúc, mọi người sẽ cáu kỉnh. Không ai thích chuyến đi. Cuộc hành trình thật khổ sở.
Chúng ta cố gắng đương đầu với những vấn đề này bằng những phương pháp trị liệu hoặc những hình thức giải trí hoặc những đơn thuốc. Nhưng không gì có thể giúp được. Kinh Thánh nói: “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người, nhưng cuối cùng nó thành ra cái nẻo sự chết.” (Ch 16:25)
Bạn thấy đó, hậu quả cuối cùng của tội lỗi là sự chết . . . Chết thuộc linh. Phaolô viết “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết . . .” (Ro 6:23). Cuộc sống trên một chiếc xe sai tiến về mục đích sai lầm và cuối cùng bạn cũng sẽ đến sai chỗ. Bạn sẽ kết thúc ở hỏa ngục. Không phải vì Chúa muốn bạn ở trong hỏa ngục. Chương trình của Ngài cho bạn là bạn ở thiên đàng. Đích đến của bạn là ở thiên đàng. Ngài sẽ làm tất cả mọi điều để bạn được ở thiên đàng ngoại trừ một điều. Có một điều Ngài sẽ không làm là Ngài không bắt buộc bạn. Quyết định là ở nơi bạn. Nhưng Ngài đã làm tất cả những điều còn lại. Tôi sẽ chỉ cho bạn ý tôi muốn nói.
GIẢI PHÁP: ÂN ĐIỂN (ĐI TRÊN XE ĐÚNG )
Nếu vấn đề là tội lỗi và tất cả chúng ta đều đã phạm tội, bạn có thể làm gì? Bạn có thể đến nhà thờ, nhưng điều đó không làm cho bạn trở thành Cơ Đốc nhân. Cũng như việc đi đến trường đấu không làm bạn trở thành người đấu bò. Bạn có thể làm việc rất chăm chỉ để làm Chúa vui lòng. Bạn có thể làm rất nhiều việc lành, từ bỏ rất nhiều điều . . . Vấn đề duy nhất là bạn không biết là mình phải làm bao nhiêu việc lành. Hoặc bạn có thể so sánh với người khác “Tôi có lẽ xấu, nhưng ít nhất thì tôi cũng hơn Hitle”. Vấn đề đối với sự so sánh là những người khác không là tiêu chuẩn: Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn.
Vậy thì bạn sẽ làm gì? Nếu bạn không được cứu bởi đii nhà thờ hoặc làm việc lành hoặc so sánh mình với người khác, làm cách nào bạn được cứu? Câu trả lời rất đơn giản: hãy lên đúng chiếc xe.
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài hầu cho hễ ai tin con ấy khôngbị hư mất mà được sự sống đời đời” (Gi 3:16).
Lưu ý rằng Đức Chúa Trời đã “. . . ban Con một Ngài”. Đây là cách Ngài giải quyết vấn đề tội lỗi của chúng ta. Hãy hình dung cách này. Giả sử bạn bị bắt vì một tội ác. Bạn ở trong tòa án trước bồi thẩm đoàn và bạn bị án tử hình vì tội của mình. Bạn đã phạm tội và hình phạt dành cho bạn là sự chết. Nhưng giả sử vị quan án là cha của bạn. biết luật, ông biết rằng tội của bạn phải chết. Nhưng ông biết rằng ông quá yêu bạn và không thể để bạn chết được. Cho nên ông bày tỏ một hành động yêu thương tuyệt vời, ông đứng dậy và cởi dây đai ra và đứng bên cạnh bạn “Ta sẽ chết trong chỗ của con”.
Đó là điều Đức Chúa Trời đã làm cho bạn. Giá trả của tội lỗi là sự chết. Sự công bình thiên thượng đòi bạn phải chết vì tội mình. Tình yêu thiên thượng, tuy nhiên, không thể chịu nổi khi nhìn thấy bạn chết. Đây là những gì Đức Chúa Trời đã làm. Ngài đứng dậy và tháo đai lưng thiên đàng. Ngài xuống thế gian và nói rằng Ngài sẽ chết thay cho chúng ta. Ngài sẽ làm Đấng cứu rỗi chúng ta. Đó là điều Ngài đã làm.
“Vì chưng Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng christ, làm cho thế gian lại hòa với Ngài, chẳng kể tội lỗi cho loàingười, và đã phó đạo giảng hòa cho chúng tôi. . .Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúngta, hầu cho chúng ta hờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.” (IICo5:19, 21).
SỰ ĐÁP LỜI (BƯỚC LÊN ĐÚNG CHIẾC XE )
Đức Chúa Trời muốn bạn làm gì? Ngài muốn bạn bước lên chiếc xe của Ngài. Làm điều này như thế nào? Ba bước đơn giản: thừa nhận, đồng ý, tiếp nhận.
1. Thừa nhận rằng Đức Chúa Trời đã không có vị trí đầu tiên cao nhất trong đời sống bạn, và xin Ngài tha thứ tội cho bạn.
“Còn nếu chúng ta xưng tội mình thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (IGi 1:9)
2. Đồng ý rằng Chúa Giê-xu đã chết để đền tội cho bạn và Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết và hiện đang sống với bạn.
“Vậy nếu miệng ngươi xưng đức Chúa Giê-xu Christ ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu” (Ro 10:9)
“Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Cong 4:12).
3. Tiếp nhận sự ban cho vô điều kiện của Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi. Đừng cố gắng để đạt được nó được nó.
“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu hầu cho không ai khoe mình” (Eph 2:8, 9).
“Nhưng hễ ai đã nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài, là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết hoặc bởi tình dục, hoặc bời ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy” (Gi 1:12, 13).
Chúa Giê-xu phán “Nầy ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho , ta sẽ vào cùng người ấy . . .” (Kh 3:20).
Tôi tha thiết xin bạn hãy mau đến tiếp nhận sự định sẵn của Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn. Tôi xin bạn hãy bước lên xe với Đấng Christ. Theo Kinh Thánh “Chúa Giê-xu là Đấng duy nhất có thể cứu con người, danh Ngài là danh duy nhất đã được ban ra để cứu con người. Chúng ta phải được cứu qua Ngài” (Cong 4:12).
Bạn sẽ để Ngài cứu bạn chứ? Đây là quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời mà bạn phải làm. Tại sao bạn không dâng lòng mình cho Ngài ngay bây giờ? Thừa nhận rằng bạn cần Ngài. Chấp nhận công việc của Ngài. Tiếp nhận sự ban cho của Ngài. Đến với Chúa bằng sự cầu nguyện và nói với Ngài rằng: Chúa ơi, con là một tội nhân cần ân điển Ngài. Con tin Chúa Giê-xu đã chết thay con trên thập tự giá. Con xin tiếp nhận lời mời cứu rỗi của Ngài . Đó là lời cầu nguyện đơn giản nhưng có kết quả đời đời.
SỰ ĐÁP LỜI CỦA BẠN
Tôi tin rằng Đức Chúa Giê-xu Christ là con của Đức Chúa Trời hằng sống. Tôi muốn Ngài làm chủ đời sống tôi.
Ký tên
Ngày
Khi bạn đã đặt đức tin nơi Đấng Christ, tôi xin bạn hãy thực hiện ba bước này. Bạn sẽ thấy chúng rất dễ nhớ. Chỉ hãy nghĩ về những từ này: Báp têm, Kinh Thánh và sự lệ thuộc.
Chịu Báp têm: Bày tỏ và kỷ niệm quyết định đi theo Chúa Giê-xu của chúng ta. Nước của phép Báp têm tượng trưng cho ân điển của Đức Chúa Trời. Giống như nước tẩy sạch thân thể chúng ta, Ân điển của Đức Chúa Trời tẩy sạch linh hồn chúng ta. Chúa Giê-xu phán: “Ai tin và chịu Báp têm sẽ được cứu rỗi . . .” (Mac 16:16). Khi sứ đồ Phao lô tin Chúa, ông bị hỏi câu này “Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép Báp têm và làm sạch tội lỗi mình đi”. (Cong 22:16). Phao lô đáp lời bằng cách chịu Báp têm ngay lập tức. Bạn cũng có thể làm như vậy.
Đọc Kinh Thánh đem chúng ta mặt đối mặt với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài qua lời Ngài bởi Đức Thánh Linh “Nguyện xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em” (Co 3:16a).
Là thành viên của một Hội thánh củng cố đức tin của bạn. Một Cơ Đốc nhân không có nhà thờ giống như vận động viên bóng rổ không có đội bóng hoặc giống như một người lính mà không có đội ngũ. Bạn không đủ mạnh để sống sót một mình. “Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên chảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.” (He 10:25)
Ba bước này - chịu Báp têm, đọc Kinh Thánh, và tham gia vào một Hội thánh - là những bước thiết yếu trong đời sống đức tin của bạn.
Tôi cầu nguyện để bạn nhận lấy món quà cứu rỗi vĩ đại này. Xin hãy tin tôi, đây không chỉ là quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời cuả bạn mà nó còn là quyết định vĩ đại nhất . Không có kho báu nào quý hơn món quà cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Max Lucado (TNPA)